Subscribe Us

Tìm hiểu về cây thuốc dòi

Loại thảo dược, dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc cổ truyền của đông y. Cây thuốc dòi có tác dụng trong việc điều trị các chứng đau dạ dày, chứng ho, viêm đường tiết niệu.

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CÂY THUỐC DÒI CHƯA?

Khái quát chung

Cây thuốc dòi thường được gọi với tên gọi khác là cây bọ mắm. Cây phát triển ở những cácnh đồng hoặc khu vực ẩm ướt bằng cách bod trên mặt đất. Không chỉ có mặt ở Việt Nam, cây còn được biết đến ở Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, quần đảo Philippines, Malaysia.
Cây bọ mắm thuộc họ tầm ma, được biết đến với đặc điểm như cây hoang dã có hoa và thân có lông. Lá cây hẹp, được xếp so le, trên các gân lá và hai bên có lông, chủ yếu ở mặt dưới của lá. Hoa mọc thành chùm nhỏ ở nhánh và quả có hình trứng, có khía.
Cây thuốc dòi
Cây thuốc dòi

Tác dụng của cây thuốc dòi

- Theo đông y, cỏ dòi có vị ngọt, mát nhẹ, có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng:
 Tiêu viêm
 Thông tiểu
 Thông sữa
 Điều trị viêm mũi
 Tiêu đờm
 Chỉ khái
 Chữa viêm sưng vú
 Tiêu vết bầm
 Giải độc
 Giải nhiệt
 Trị mụn nhọt
 Chữa đau họng
 Điều trị chứng ho dai dẳng
 Điều trị ho nhiễm lap
- Trong ngành ẩm thực, cỏ dòi được dùng để tiêu diệt dòi. Thông thường, cây cỏ dòi được trộn vào nước sốt, mắm tôm để ngăn chặn nguy cơ dòi bọ xuất hiện. Tuy nhiên, tác dụng của cây thuốc dòi được áp dụng trong việc chữa bệnh nhiều hơn.

MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ KHÁC BỆNH TỪ CỎ DÒI

Điều trị HP dạ dày:

Vi khuẩn HP dạ dày khiến bệnh nhân gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Cây cỏ dòi trị dạ dày hiệu quả nhất đang được nhiều bệnh nhân áp dụng. Có 2 cách để sử dụng:
 Cách 1: Dùng cây tươi chữa dạ dày. Lấy 100g cây thuốc dòi tươi cho một lần uống, thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch, cắt nhỏ cây cỏ dòi để thuận tiện cho việc xay nhuyễn.
Bước 2: Xay nhuyễn lá cỏ dòi bằng máy xay sinh tố. Tác dụng của lá thuốc chỉ phát huy khi được xay nhuyễn.
Sau khi xay nhuyễn cho hỗn hợp vào túi vải để vắt lấy nước.Sau khi vắt, người bệnh có thể uống ngay hoặc cho thêm ít muối để dễ uống.
Chỉ với 2 bước đơn giản, người bệnh có thể điều trị chấm dứt căn bệnh này.
Điều trị đau dạ dày
Điều trị đau dạ dày
 Cách 2: Dùng cỏ dòi khô nấu uống. Sử dụng cách này điều trị vô cùng hiệu quả với 3 bước đơn giản:
Bước 1: Thu mua cây thuốc dòi tươi
Bước 2: Tiến hành băm nhỏ cây thuốc dòi rồi phơi khô
Bước 3: Sắc thuốc.
Khi sắc thuốc cần chú ý để lửa nhỏ sao cho nước thuốc sôi nhẹ, tránh để lửa lớn làm thuốc trào. Vì cỏ dòi rất nhớt nên dễ trào ra ngoài khi sôi mạnh. Sôi khoảng 15 phút, bạn có thể lọc lấy nước uống. Lọc bằng túi vải mỏng hoặc ra đều được.
 Ưu điểm của thuốc dòi khô sắc uống:
- Dễ uống vì có mùi thơm của thảo mộc, không còn mùi lá tươi.
- An toàn vì đã diệt khuẩn qua khâu nấu chín và đun sôi.
- Thuận tiện vì dễ cất giữ, vận chuyển.

Một số bài thuốc điều trị khác

Bài thuốc chữa ho, viêm họng: Sử dụng 10-20g cây thuốc dòi đã phơi khổ để sắc lấy nước uống.
Chữa mụn nhọt, viêm sưng vú, máu bầm: Sử dụng 1 lượng cỏ dòi tươi đã được rửa sạch và để ráo. Sau đó giã nát rồi đắp lên vùng bị sưng.
Hỗ trợ chữa trị ho lao: Dùng nhựa của cây cỏ dòi chưng cách thủy với mật ong để uống, ngày uống 2-3 lần.
Nước uống giải nhiệt và thanh lọc cơ thể: Sắc 10-20g cây thuốc dòi để lấy nước uống. Bạn có thể kết hợp với râu bắp,rễ tranh, mã đề để tăng công dụng.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY THUỐC DÒI

Lưu ý khi sử dụng

Khi dụng cỏ dòi để chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý:
- Hãy thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Thai phụ không nên dùng quá nhiều hoặc thường xuyên dùng lá thuốc dòi. Vì loại thảo dược này có tính chất điều kinh và dễ gây sảy thai.
- Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ khi sử dụng các bài thuốc từ lá cỏ dòi. Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng phụ.
- Các đối tượng bị tiểu đường, huyết áp thấp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tùy vào cơ địa, thể chất của mỗi người mà các bài thuốc từ cỏ dòi sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.
- Không nên lạm dụng cây thuốc dòi làm nước giải nhiệt. Vì việc giải nhiệt, lợi tiểu, thanh lọc dễ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước, mất chất điện giải làm cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Xem thêm:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét