Subscribe Us

Thuốc Omeprazole điều trị bệnh gì

Omeprazole chính là thuốc thuộc về nhóm ức chế bơm proton và nó có tác dụng giảm axit bên trong dạ dày. Thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng cùng bệnh lý liên quan đối với quá trình tăng tiết axit như là viêm loét dạ dày, ợ nóng trào ngược dạ dày thực quản hay viêm thực quản ăn mòn… Để giúp bệnh nhân dùng thuốc hiệu quả hơn nội dung được chia sẻ dưới đây chúng tôi xin được tư vấn kỹ càng về thuốc Omeprazole.

THÔNG TIN CẦN NẮM VỀ THUỐC OMEPRAZOLE

Thuốc Omeprazole có nhiều tên biệt dược như là PriLOSEC, FIRST Omeprazole, PriLOSEC OTC hay Omeprazole + SyrSpend SF Alka… Và nó thuộc về nhóm ức chế bơm proton.

1. Thành phần chính

Bên trong thuốc chứa thành phần chính là Omeprazole.

2. Công dụng

Thuốc được chỉ định điều trị một số tình trạng liên quan đến dạ dày thực quản thông qua cơ chế giảm lượng axit dạ dày tiết ra. Cụ thể đó là: Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bị viêm loét dạ dày, bị viêm thực quản ăn mòn.
Ngoài ra Omeprazole có thể còn được dùng kèm với thuốc kháng sinh mục đích giúp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter chính là thủ phạm số 1 gây nên nhiều bệnh lý dạ dày. Dùng thuốc Omeprazole còn khắc phục hiệu quả tình trạng ợ nóng. Nhưng sau từ 1 đến 4 ngày sử dụng thì mới thấy rõ hiệu quả điều trị.
Omeprazole chính là thuốc thuộc về nhóm ức chế bơm proton
Omeprazole chính là thuốc thuộc về nhóm ức chế bơm proton

3. Chống chỉ định

Không dùng Omeprazole cho đối tượng bệnh nhân quá mẫn cảm cùng Omeprazole hoặc là bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.

4. Dạng điều chế cùng hàm lượng

→ Dạng viên nang giải phóng chậm bao gồm 10mg, 20mg và 40mg.
→ Dạng dung dịch bao gồm 2.5mg, 10mg và 25mg.

5. Liều dùng

Liều dùng trung bình bạn có thể tham khảo dưới đây. Nhưng lưu ý liều dùng này không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ.
→ Liều dùng Omeprazole dành cho người lớn:
Để chữa trị tình trạng loét tá tràng uống 20mg Omeprazole một lần một ngày. Và thời gian điều trị sẽ kéo dài khoảng 4 tuần. Sau thời gian này nếu như bệnh vẫn chưa được chấm dứt thì có thể kéo dài liệu trình lên 8 tuần.
♦ Để chữa trị nhiễm trùng vi khuẩn Hp:
Dùng phác đồ 2 thuốc bao gồm 40mg Omeprazole cùng với kháng sinh clarithromycin và mỗi ngày uống một lần. Thời gian chữa trị kéo dài trong vòng 14 ngày.
Dùng phác đồ 3 thuốc bao gồm 20mg Omeprazole cùng với kháng sinh clarithromycin và amixicillin 2 lần mỗi ngày. Thời gian chữa trị sẽ kéo dài trong vòng 10 ngày.
♦ Để chữa trị loét dạ dày: Dùng 40mg Omeprazole một lần một ngày. Thời gian điều trị sẽ kéo dài trong khoảng từ 4 đến 8 tuần.
♦ Để chữa trị tình trạng viêm thực quản ăn mòn: Dùng 20mg Omeprazole một lần một ngày. Thời gian điều trị sẽ kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Và dùng liều duy trì khoảng 20mg thuốc một lần một ngày.
♦ Để điều trị hội chứng u tân sinh đa tuyến nội tiết: Dùng 60mg Omeprazole một lần một ngày. Dùng với liều tối đa là 360mg một ngày dưới dạng 120mg uống 3 lần một ngày.
♦ Để điều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Dùng 60mg Omeprazole uống một lần một ngày. Liều dùng tối đa sẽ là 360mg một ngày dưới dạng 120mg uống 3 lần một ngày.
♦ Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Dùng 20mg Omeprazole một lần một ngày. Thời gian điều trị sẽ kéo dài khoảng 4 tuần.
♦ Để điều trị chứng khó tiêu: Dùng 20mg Omeprazole một lần một ngày vào buổi sáng. Thời gian điều trị sẽ kéo dài khoảng 14 ngày.
Nên dùng thuốc theo đúng chỉ định về liều lượng của bác sĩ
Nên dùng thuốc theo đúng chỉ định về liều lượng của bác sĩ
→ Liều dùng thuốc Omeprazole cho đối tượng là trẻ em:
♦ Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản thì dùng Omeprazole như sau:
Nếu trẻ từ 1 đến 16 tuổi thì điều trị kéo dài trong thời gian 4 tuần và:
Nếu như trẻ có trọng lượng từ 5 đến 10kg sẽ uống Omeprazole 5mg một lần một ngày.
Nếu như trẻ có trọng lượng từ 10 đến 20kg sẽ uống Omeprazole 10mg một lần một ngày.
Nếu như trẻ có trọng lượng từ 20kg trở lên sẽ uống Omeprazole 20mg một lần một ngày.
Nếu như trẻ có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi: Dùng 20mg Omeprazole một lần một ngày. Điều trị trong thời gian tối đa là 4 tuần.
♦ Để điều trị viêm thực quản ăn mòn thì điều trị như sau:
Nếu như trẻ từ 1 tháng đến 1 năm tuổi thì dùng thuốc trong 6 tuần và:
Nếu trẻ có trọng lượng từ 3 đến 5kg thì uống 2.5mg Omeprazole một lần một ngày.
Nếu trẻ có trọng lượng từ 5 đến 10kg thì uống Omeprazole 5mg thuốc một lần một ngày.
Nếu trẻ có trọng lượng từ 10kg trở lên thì uống 10mg Omeprazole một lần một ngày.
Nếu như trẻ từ 1 đến 16 tuổi thì điều trị trong thời gian từ 4 đến 8 tuần và:
Nếu trẻ có trọng lượng từ 5 đến 10kg thì uống 5mg Omeprazole một lần một ngày.
Nếu trẻ có trọng lượng từ 10 đến 20mg thì uống 10mg Omeprazole một lần một ngày.
Nếu trẻ có trọng lượng 20kg hoặc hơn thì uống 20mg Omeprazole một lần một ngày.
Trẻ từ 16 đến 18 tuổi sẽ uống 20mg Omeprazole một lần một ngày và điều trị trong thời gian từ 4 đến 8 tuần.
Liều dùng duy trì như sau:
Trẻ từ độ tuổi 1 đến 16 sẽ dùng trong thời gian từ 4 đến 8 tuần và:
Nếu trẻ có trọng lượng từ 3 đến dưới 5kg thì uống 5mg Omeprazole một lần một ngày.
Nếu trẻ có trọng lượng từ 5 đến 10kg thì uống 10mg Omeprazole một lần một ngày.
Nếu trẻ có trọng lượng 10kg trở lên thì uống 12mg Omeprazole một lần một ngày.
Nếu trẻ từ 16 đến 18 tuổi thì uống Omeprazole 20mg một lần một ngày.

6. Hướng dẫn dùng thuốc

Thuốc Omeprazole được dùng qua đường uống và cần uống thuốc trước bữa ăn ít nhất là 1 giờ đồng hồ. Có thể dùng đồng thời cùng thuốc kháng axit.
Nếu bệnh nhân đang dùng những loại thuốc băng niêm mạc như là Sucralfate, thì cần dùng Omeprazole trước khoảng 30 phút.
Với dạng thuốc hỗn dịch thì cần lắc đều trước khi dùng.
Nếu dùng Omeprazole dạng viên nang thì phải uống nguyên viên không dược nghiền nát. Nhưng nếu như không thể uống nguyên viên được thì có thể rắc thuốc vào trong muỗng nước ép táo. Nuốt ngay Omeprazole mà không cần phải nhai.
Nếu như dùng thuốc Omeprazole thì không nên dùng quá 14 ngày trừ khi được chuyên gia chỉ định.

7. Thận trọng khi dùng thuốc

♦ Về vấn đề dị ứng: Thuốc Omeprazole có thể gây ra phản ứng dị ứng cho các đối tượng nhạy cảm với bất cứ thành phần nào bên trong thuốc. Bạn cần phải liên hệ cùng chuyên gia nếu như thấy rằng triệu chứng dị ứng xuất hiện sau khi dùng thuốc.
♦ Về trẻ em: Vẫn chưa tìm thấy tác dụng phụ bất thường nào khi dùng Omeprazole cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 16 tuổi. Còn sự an toàn và hiệu quả chữa bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi thì vẫn chưa được khẳng định.
♦ Về người lớn tuổi: Chưa có những tác dụng nguy cơ khi dùng thuốc Omeprazole cho đối tượng người lớn tuổi.
♦ Về người đang mang thai hoặc cho con bú: Vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào nói về sự rủi ro khi dùng thuốc Omeprazole ở nhóm đối tượng này. Nhưng tốt hơn hết cần liên hệ cùng bác sĩ chuyên môn để được tư vấn kỹ càng về liều dùng.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

LƯU Ý QUAN TRỌNG CẦN NẮM KHI DÙNG THUỐC OMEPRAZOLE

1. Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Omeprazole sẽ gây ra một số những tác dụng phụ đó là: Gây nôn và buồn nôn, gây đau dạ dày và đầy hơi, gây tiêu chảy, gây sốt, đau đầu.
Ngoài ra có thể dẫn đến một số những triệu chứng nguy hiểm như là sưng môi, lưỡi, họng, khó thở… Lúc đó cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý ngay.

2. Tương tác thuốc

Dùng thuốc Omeprazole có thể xảy ra tương tác dùng một số loại vitamin, thuốc, dược phẩm đang sử dụng. Do vậy bệnh nhân cần phải kê khai đầy đủ cùng bác chuyên gia về tất cả những loại thuốc mà mình đang dùng để được bác sĩ hướng dẫn cách phòng tránh.
Một số loại thuốc có thể dẫn đến tương tác với thuốc Omeprazole đó là: Thuốc Atazanavir, thuốc rilpivirine, thuốc nelfinavir, thuốc Clopidogrel, thuốc Voriconazole, thuốc Saquinavir, thuốc Digoxin, thuốc Citalopram…

3. Nếu dùng thiếu liều hoặc quá liều

♦ Nếu dùng thiếu liều: Hiệu quả điều trị sẽ không cao vì vậy hãy bổ sung Omeprazole ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu như sắp đến thời gian dùng liều tiếp theo thì cần bỏ qua và dùng liều kế tiếp theo đúng lịch trình.
♦ Nếu dùng quá liều: Dùng thuốc Omeprazole quá liều sẽ gây ra nhiều triệu chứng như là buồn ngủ, mắt mờ, lú lẫn, buồn nôn, toát mồ hôi, đau đầu, khô miệng… Do vậy cần phải liên hệ cùng bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ ngay khi dùng thuốc quá liều.
Xem thêm:
https://mintgreating.blogspot.com/

Đăng nhận xét

0 Nhận xét