Subscribe Us

Bệnh viện chữa viêm tai giữa

Từ xưa đến nay, trong kho tàng thuốc y học dân tộc có rất nhiều bài thuốc dân gian được áp dụng chữa bệnh hiệu quả, trong đó có viêm tai giữa. Với nguyên liệu dễ tìm, cách sử dụng đơn giản, ít tốn kém chi phí… đây cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là tổng hợp các [Bài thuốc hay] cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc dân gian được nhiều người áp dụng và các phân tích của chuyên gia về hiệu quả điều trị.

ĐÔI NÉT VỀ BỆNH LÝ VIÊM TAI GIỮA

Theo các thống kê cho thấy, viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp nhất (chỉ đứng sau các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan). Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Vậy viêm tai giữa là gì? đây chính là tình trạng một phần hoặc toàn bộ tai giữa bị nhiễm khuẩn. Bệnh khởi đầu bằng những cơn đau tai nhẹ, sau đó là chảy nước/ chảy mủ lỗ tai, sức nghe giảm; ù tai và đau tai dữ dội. Một số trường hợp viêm tai giữa cấp còn kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, sốt, sưng sau tai, chán ăn, khó ngủ…
Nếu không có biện pháp can thiệp và chữa trị kịp thời ngay từ giai đoạn sớm, viêm tai giữa có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng như:
 Thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ
Giảm thính lực, điếc tai khó phục hồi
Liệt mặt, viêm tai xương chũm
Nguy hiểm nhất là biến chứng viêm màng não, áp-xe não
Do đó, hãy nâng cao kiến thức bệnh lý của bản thân, chủ động theo dõi sức khỏe đối với bản thân, người thân, con cái… để kịp thời nhận biết các triệu chứng bệnh lý, chữa trị hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

CÁCH CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG THUỐC DÂN GIAN ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI ÁP DỤNG

Nhiều người lo lắng việc dùng thuốc tây y, kháng sinh khi bị viêm tai giữa sẽ để lại các tác dụng phụ; do đó, việc tìm đến các bài thuốc đông y, thuốc nam chữa trị cũng không còn xa lạ. Các loại thuốc này khá đa dạng, bao gồm cả thuốc dạng uống, thuốc bột thổi vào tai, dung dịch rửa tai, nhỏ tai…
Dưới đây là những bài thuốc phổ biến, được nhiều người lựa chọn áp dụng:
➤ Thuốc nam/ thuốc đông y dạng uống trị viêm tai giữa
Các loại thuốc uống có tác dụng trị bệnh từ bên trong, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ bệnh phục hồi hiệu quả:
Bài thuốc 1: Cắt thuốc dạng thang sắc uống bao gồm các vị thuốc với hàm lượng sau: xuyên khung (12g), đương quy (15g), bạch linh - thạch xương bồ (mỗi vị thuốc 12g); mần tưới - hương phụ - sài hồ - bán hạ (mỗi vị thuốc 10g)... Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần và nên dùng liên tục trong vòng 10 ngày.
Bài thuốc 2: Cắt thuốc dạng thang sắc uống bao gồm các vị thuốc với hàm lượng sau: thổ phục linh - nam tục đoạn (mỗi vị thuốc 20g); ích mẫu - kinh giới - bạch chỉ nam - kinh hoàng bá - cây cứt lợn - bưởi bung (mỗi vị thuốc 16g); hương phụ - sài hồ - liên kiều - trần bì (mỗi vị thuốc 12g); cam thảo - xuyên khung - ngân hoa (mỗi vị thuốc 10g)... Đem thuốc đi sắc lấy nước uống, dùng 1 thang/ ngày và chia thành 3 lần sử dụng.
Bài thuốc 3: Uống nước từ lá cây diếp cá. Với bài thuốc này, bạn có thể sử dụng và chế biến như sau: Dùng 20g lá diếp cá khô và 10g táo đỏ, đem rửa sạch và cho hỗn hợp vào ấm, đổ nước và sắc lên. Chia thuốc uống ngày 3 lần và uống thường xuyên để giảm bớt các triệu chứng đau nhức, khó chịu do viêm tai giữa gây ra.
➤ Thuốc nhỏ tai
Việc dùng thuốc nhỏ tai được sử dụng nhiều bởi tác dụng nhanh và tại chỗ, giảm đau, chống viêm và làm lành tổn thương nhanh hơn là dùng thuốc uống.
**Lưu ý: Cần dùng đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ bởi việc dùng thuốc nhỏ tai không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, ngứa ngáy tai khó chịu.
Bài thuốc 1: Cần sử dụng thạch xương bồ, thương nhĩ tử, trần bì, cây ngũ sắc (mỗi vị thuốc 16g) đem rửa sạch, đun sôi với 150ml nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 50ml thì rót ra, để nguội, cho bông vào dung dịch để làm nước trong, cho vào lọ kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày có thể nhỏ 3 đến 4 lần (mỗi lần 2-3 giọt)
Bài thuốc 2: Thuốc nhỏ tai bào chế từ rau diếp cá để giảm viêm, kháng khuẩn, làm dịu cơn đau. Bạn chỉ cần sử dụng 1 nắm lá diếp cá tươi, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, cho vào chai nhỏ. Mỗi lần nhỏ 2-3 giọt(ngày dùng 3-4 lần) vào tai và duy trì thực hiện thường xuyên để đạt hiệu quả.
Bài thuốc 3: Thuốc nhỏ tai bào chế từ cây sống đời để tiêu độc, giảm phù nề, làm mát và dịu cảm giác đau nhức tai; đồng thời cũng có tác dụng như kháng sinh tự nhiên để tiêu viêm.
Cách bào chế đơn giản, bạn chỉ cần dùng từ 3-5 lá sống đời tươi, đem đi rửa sạch hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt và đem nhỏ vào tai. Mỗi lần chỉ nên nhỏ từ 1-2 giọt và ngày khoảng 3 lần (nên áp dụng liên tục từ 7-10 ngày xem triệu chứng có thuyên giảm không)
➤ Bài thuốc thổi tai, xông tai:
Bài thuốc 1: Kết hợp giữa ngũ bội tử và phèn chua (mỗi thứ 0.5 lạng). Đem hai vị thuốc này đi đun (trên miếng sắt mỏng đặt lên bếp) cho đến khi chúng chảy ra, quyện đều vào. Sau đó, lấy phần xốp màu trắng đem đi nghiền/ giã nhỏ, bỏ vào lọ kín sử dụng dần.
Cách dùng cũng đơn giản, vệ sinh tai sạch sẽ trước khi thổi thuốc. Dùng tờ giấy nhỏ cuốn thành hình phễu, đầu nhỏ ghé sát vào tai, đầu lớn đặt thuốc vào và dùng miệng thổi nhẹ cho thuốc bay vào bên trong tai. Ngày có thể dùng 2 lần sáng - tối với liều lượng nhỏ.
Bài thuốc 2: Bài thuốc thổi tai từ sáp ong để trị viêm tai giữa chảy dịch, chống ngứa rát, đau và ngứa tai. Đây cũng là “mẹo” được lan truyền sử dụng nhiều trong dân gian, bằng cách dùng một tờ giấy bạc cuốn lại (hở 2 đầu). Đặt sáp ong vào và đốt cháy 1 đầu, đầu còn lại để vào tai để khói bay vào xông tai. Lưu ý: Hãy chỉnh ngọn lửa nhỏ để tránh trường hợp gây bỏng tai.

ĐÁNH GIÁ ƯU - NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN CHỮA VIÊM TAI GIỮA

Theo các chuyên gia cho biết, mặc dù các bài thuốc nam, đông y hay thuốc dân gian được áp dụng rộng rãi và truyền miệng đến ngày nay.
► Ưu điểm: Nguyên liệu dễ tìm, dễ mua, chi phí thấp, dễ thực hiện. Việc sử dụng không làm tăng thêm các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
► Nhược điểm: Tính đặc hiệu thấp, có thể gây nhiễm trùng tai nếu áp dụng không đúng cách hoặc gây tác dụng phụ ở người có cơ địa nhạy cảm; nhất là với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em…
Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu nhấn mạnh “Hiện nay y học hiện đại vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu, báo cáo nào công nhận hiệu quả của các bài thuốc dân gian này. Việc sử dụng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro cho sức khỏe. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đi khám và được bác sĩ chẩn đoán mức độ nặng nhẹ, áp dụng phác đồ chữa trị phù hợp, hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe, rút ngắn được thời gian phục hồi”

Xem thêm:
https://dakhoahoancau.vn/

Đăng nhận xét

0 Nhận xét